TAM SÁT
(Tức là ba phương hung hiểm)
Ý nghĩa: Khái niệm được sử dụng để tránh những phương hướng không tốt khi muốn xây dựng nhà cửa, công trình….nếu phạm họa sẽ đến liền ngay. Tam sát lần lượt được gọi là Tuế Sát, Kiếp Sát và Tai Sát. Vì nó nằm trên vị trí cách nhau của các Thiên Can và Địa Chi, hai thiên can bị kẹp ở giữa cũng có sát khí, gọi là “giáp sát” hoặc “tọa sát”. Tam Sát có hai loại là “niên tam sát” tức tam sát theo năm và “nguyệt tam sát” tức tam sát theo tháng. Cái gọi là sát tức là giết (sát hại) là sự tương khắc tương xung rất mạnh của khí hai cung đối nhau, tại nên sự hung sát. Theo số sinh thành của Tiên Thiên Bát Quái. Nhất Lục (1.6) hợp là thủy và nằm tại phương Bắc, do đó phương Bắc tụ tập thủy khí. Nhị Thất (2.7) hợp là hỏa, nằm tại phương Nam, do đó phương Nam tụ tập hỏa khí. Tam Bát (3.8) hợp là Mộc, nằm ở phương Đông, do đó phương Đông tụ tập mộc khí. Tứ Cửu (4.9) hợp là kim nằm tại phương Tây, do đó phương Tây tụ tập kim khí. Ngũ Thập (5.10) là thổ, nằm tại trung ương, do đó trung ương tụ tập thổ khí. Trên vị trí của các chỗ đối nhau, tính chất tương phản (trái ngược nhau), thông qua tác dụng của thổ, tương khắc tương xung hình thành hung sát. Khí của cung đối nhau, tương khắc thực ra không phải lúc nào cũng đều tương xung (xung nhau) sản sinh xung sát, mà là dựa theo năm tháng khác nhau, đợi khi nó thịnh vượng mới sinh ra. Mộc khí của phương đông, năm Mão vượng nhất, năm Mão vừa đúng lúc thái tuế đến Mão tăng cường Mộc khí làm cho nó thịnh vượng. Mộc có quy luật sinh trưởng của nó, Mộc sinh tại Hợi, vượng tại Mão, ẩn tại Mùi. Sinh tại Hợi, Mộc được sinh khí, lại thêm Thái Tuế đến Hợi cho nên sinh khí rất vượng. Ẩn tại Mùi, Mộc được trở về để ẩn, lại thêm Thái tuế đến, cho nên mộ khí rất thịnh. Hợi Mão Mùi hình thành cục Mộc tam hợp, ba năm này Mộc khí tụ tại phương Mão hình thành dòng Mộc khí mạnh xông thẳng đến Kim khí của cung đối. Kim mộc đấu nhau, xung sát rất thịnh, cho nên các năm Hợi Mão Mùi xung sát tại đây. Thủy khí của phương Bắc vốn sinh tại Thân, thủy được sinh khí lại thêm thái tuế đến Thân. Thủy được sinh khí lại thêm Thái tuế đến Thân làm cho sinh khí cực vượng. Thủy vượng tại Tý, lại thêm Thái tuế đến Tý, làm cho vượng khí càng vượng thêm. Thủy ẩn tại Thìn, lại thêm Thái tuế đến Thìn, mộ khí của Thủy rất thịnh. Thân Tý Thìn hình thành cục Thủy tam hợp. Ba năm này, thủy khí tụ tại phương Bắc hình thành dòng Thủy khí mạnh, xung thẳng đến hỏa khí của cung đối. Thủy Hỏa đấu nhau, xung sát rất thịnh, cho nên các năm Thân Tý Thìn hung sát tại Nam. Kim Khí của phương Tây vốn sinh tại Tị, lại thêm Thái tuế đến Tị, sinh khí rất thịnh. Kim vượng tại Dậu, lại thêm Thái tuế đến Dậu, vượng khí càng vượng. Kim ẩn tại Sửu, lại thêm Thái tuế đến Sửu, mộ khí của Kim cực thịnh. Tị Dậu Sửu hình thành cục kim tam hợp. Ba năm này, Kim khí tụ tại phương Dậu, hình thành dòng Kim khí mạnh, xung thẳng đến Mộc khí của cung đối, Kim Mộc đấu nhau, xung sát cực thịnh, cho nên các năm Tị Dậu Sửu hung sát tại Đông. Hỏa khí của phương Nam, vốn sinh tại Dần, lại thêm Thái tuế đến Dần sinh khí cực thịnh, hỏa vượng tại Ngọ, lại thêm Thái tuế đến Tuất, mộ khí của Hỏa rất thịnh. Dần Ngọ Tuất hình thành cục Hỏa tam hợp. Ba năm này, Hỏa khí tại phương Ngọ hình thành dòng Hỏa khí mạnh, xung thẳng đến khí Thủy của cung đối, Hỏa thủy đấu nhau, xung sát rất thịnh, cho nên các năm Dần Ngọ Tuất hung sát tại Bắc. Một năm có 12 tháng, Sát khí chuyển dịch theo tháng đó là “Nguyệt Tam Sát”. Nguyên lý sản sinh khí sát giống “Niên Tam Sát” cụ thể là: Tháng Thân, Tý, Thìn (tháng 7, tháng 11, tháng 3) sát tại ba phương Tị Ngọ Mùi (tức là phương Nam). Tháng Dần, Ngọ, Tuất (tháng giêng, tháng 5, tháng 9) sát tại ba phương Hợi Tí Sửu (tức là phương Bắc). Tháng Tị, Dậu, Sửu (tháng 4, tháng 8, tháng 12) sát tại ba phương Dần, Mão, Thìn (tức là phương Đông). Tháng Hợi, Mão, Mùi (tháng 10, tháng 2, tháng 6) sát tại ba phương Thân Dậu Tuất (tức phương Tây). Thông thường “Niên Tam Sát”, “Nguyệt Tam Sát” đều không nên tọa sơn lập hướng và sửa chữa xây dựng, để tránh bị khí xung sát tạo thành tai họa. Nếu vì các nhân tố chủ quan hoặc khách quan bức bách, nhất định phải lập hướng sửa chữa xây dựng thì phải nắm chắc tính chất và việc nên hoặc kiêng của Tam Sát Phương thuộc Thái tuế có thể “tọa” mà không thể “hướng”. Phương Tam Sát có thể “hướng” không thể “tọa”. Hai cái trái ngược nhau. Ví như gặp các năm Thân Tý Thìn (hay tháng Thân Tý Thìn cũng thế), làm nhà ở có thể lấy hướng theo hai trong ba hướng đó mà tránh phương Thái tuế đến. Nếu Thái tuế đến Thân có thể hướng về hai phương Thân và Thìn. Nếu Thái tuế đến Thìn có thể hướng về Tý và Thân, nếu Thái tuế đến Tý thì có thể hướng về Thân và Thìn, cái đó gọi là có thể “hướng”. Vì sao không thể “tọa”? bởi vì phương tai họa của phương Tam sát ắt phải hướng về cung đối, bị khí của cung đối xung thẳng tức phạm xung sát, tai họa liền đến. Vị dụ các năm Thân, Tý, Thìn xây nhà tọa Nam hướng Bắc (Hợi Tý Sửu), hướng cửa nhằm về phương Bắc, Thủy khí mạnh của phương Bắc xông thẳng về phương Nam, vừa vặn xung cửa Bắc, cái đó gọi là “tọa sát” ắt sẽ sinh tai họa, nhất là người có năm sinh (niên canh thuộc hỏa như tuổi Tị hỏa, tuổi Ngọ hỏa)