Trong dân gian có các loại Thần như sau:
Thần Tài
Táo Quân
Thành Hoàng
Thần Cửa (Môn Thần)
Thần Thổ Địa
Lỗ Ban Tiên Sư
Thần Văn Tự
Nguyệt Thần
Lộ Thần
Thần Thanh Long, Thần Bạch Hổ
Thần Tiểu Nhi (Thần Đồng)
Thần Lửa: gọi là Bà Hỏa hay Hỏa Quang Đại Đế, Tam Nhãn Linh Quan, Linh Quan Mã Nguyên Sư, Mã Vương Gia, Hỏa Thần còn gọi là “Chí Diệu Cát Tường” ở bên cạnh Phật Tổ Như Lai, vì tính nóng như lửa, đốt cháy Độc Hỏa Quỷ, vi phạm giáo nghĩa Từ Bi của Nhà Phật nên bị đày cõi phàm vào nhà họ Mã.
Sinh ra có 3 mắt, 3 ngày đi đánh nhau trả thù cho cha sát hại Long Vương, lấy trộm Kim Thương của Tử Vi Đại Đế nên bị vây chết. Đầu thai làm công chúa của Hỏa Ma Vương, lúc sinh ra tay trái có chư Linh, tay phải chữ Diệu nên có tên là Linh Diệu nhưng tính vẫn nóng. Thu nạp 500 con quạ lửa giết Điểu Long Đại Vương, chém đầu Dương Tử Giang Long, trong tiệc Quỳnh Hoa giết chết Kim Long Thái Tử, đốt Nam Thiên Môn, đánh bại Thiên Binh Thiên Tướng, sau đó đại náo Long Cung bị dồn hết đường trốn chạy lại đại náo Địa Ngục.
Ngọc Hoàng thấy anh dũng, cương trực thì thu phục cho làm bộ tướng của Chân Võ Đại Đế, giữ chức “Hỏa Bộ Binh Mã Đại Nguyên Sư”, người ta coi Hỏa Quang là “Hỏa Tinh”, cái tính của Hỏa nên thờ làm Thần Lửa.
Cúng 28/9 âm lịch là “Thần Đản” của Thần Lửa nhưng ngày 1/8 âm lịch là ngày Thần từ trời hạ trần gian, nếu trời mưa thì cả năm ít hỏa hoạn xảy ra.
Vì vậy, người ta hay cúng vào tháng 8 âm lịch các lễ vật gồm:
Nến, diêm, vàng mã, chân gà, dĩa dầu ăn ở bên cổng nhà ra vào (cổng lớn hay là cổng chính), tế rượu xong có người đi thu dọn các thứ ở mọi nhà vào canh 5 rồi đốt 1 tờ giấy để tiễn hỏa hoạn, làm vậy tránh được hỏa hoạn quanh năm.