PHÉP XEM TÌM VẬT – TÌM NGƯỜI
Lưu ý: Một số các kinh nghiệm và giải thích khi suy luận khi xem vật bị thất lạc
Dụng Thần là tiêu chí chủ yếu, mất của là việc khá phức tạp có thể tóm tắt như sau:
Tài nội vật còn trong nhà
Tài ngoại vật đã đưa xa khó tìm
Tài Vong, Huynh động, hợp Quan
Vật đã tẩu tán luận bàn tốn công
Tử suy mộ tuyệt không vong
Vật mất khó thấy vì không người tìm
Quan Vong tuyệt, tự cất đi
Tử lâm nhật động ắt thì thấy ngay
Quan động, mộ, trộm xa bay
Vũ lúc mưa gió, hỏa ngày, thủy đêm
2 Quan trộm có 2 tên
Quan Vong, tử mộ bỏ quên ở nhà
Quan vượng: trẻ, tuyệt, suy: già
Hỏa kim bẻ khóa, thủy là ban đêm (*)
Thê Tài đồ đạc bạc tiền
Vải vóc, ruộng đất, vật mềm tài khôn
Gia cầm, gia súc, Tử Tôn
Phụ Mẫu quần áo, bạc vàng tàu xe
Phúc lâm xà, Phúc hóa Tài
Thế Quan Vong phá không ai lấy đồ
(*) Mộc khắc Thổ: đào vách, nhật khắc Quan: trộm vào ban đêm
Ví dụ 1:
Một bữa nọ muốn tìm một đề mục trong quyển tập có 74 trang, tức mình tìm hoài không biết nó ở chỗ khoảng nào, nhằm trang thứ mấy (tuy các vấn đề này đều là vô ích tuy nhiên trên sự học vấn các bạn cũng nên biết qua về sự huyền diệu của Dịch Lý động hào).
Dịch tượng Thiên Sơn Độn hào tam (3) động, xét thấy hào 3 là hạ quái, mà quái thì lại có 6 hào, tập sách lại có 74 trang.
Nếu cẩn thận hơn thì nên lấy 74 trang chia làm 2 phần, phần 1 thuộc về thượng quái, phần 2 thuộc về hạ quái. Như vậy mỗi phần sẽ là 37 trang thuộc thượng quái và 37 trang thuộc về hạ quái.
Thứ đến, lấy 37 trang này chia làm 3 (cho 3 hào) thì sẽ có số dư là 1, số dư này chia đều cho 3 hào, ta để riêng số dư 1 này ra.
Vậy động tại quẻ hạ cho thấy nắm ở phần 37 trang của phần 1 nhưng động hào 3 và dư 1 tức là 37+1+3 = 41 tức là số trang có thể nằm từ 37 đến 41.
Hào động nằm ở trên cùng của quẻ hạ cho thấy phần mục đọc nằm ở phần cuối của nửa trang sách. Trong khi đó Thiên Sơn Độn có nghĩa là ẩn tránh tức là nó sẽ không nằm ở phần đầu trang 37 (vì Độn tức là dấu, là ẩn) nên có thể nằm ở trang số 38, 39, 40.
Tiếp tục quái lý là nhỏ hơn nửa tức là quẻ Độn thì nó sẽ không nằm ở đầu trang mà sẽ ở khoảng giữa trang số 38.
Tiếp tục trở về cái lý của Độn thì đề mục ấy sẽ thụt vô một chút vì chấm xuống hàng.
- Lưu ý trong ví dụ 1 chỉ dùng có 1 quẻ và hào động, không dùng quẻ hỗ và quẻ biến
Ví dụ 2: Ngày Đinh Tị, tháng Đinh Hợi, Năm Ất Mùi, giờ Hợi (12) tức ngày 07-12-2015 Tôi đi tìm trong cuốn sách dày 630 trang tìm ý nghĩa quẻ Lôi Hỏa Phong nhưng tìm hoài không ra, đi tìm phần mục lục cũng không tìm thấy phần mục lục, chợt nhớ đến bài giảng cho học viên lớp Dịch 2 (5.12.2015) về Ví Dụ 1 ở trên liền gieo một quẻ tìm xem quẻ Lôi Hỏa Phong cần tìm đang nằm ở trang nào.
Bói quẻ đi tìm quẻ Lôi Hỏa Phong nên gieo bằng đồng xu được quẻ Phong Thủy Hoán động hào 5 (giờ Hợi) ra quẻ Sơn Thủy Mông.. Quẻ Hỗ là Sơn Lôi Di cho thấy hào âm nằm trong bị 2 hào dương ngăn lại ở hai đầu tức theo quẻ hỗ cho thấy quẻ cần tìm bị chặn giữa hai quẻ Hoán và quẻ Mông.
Thực tế:
Quẻ Hoán số thứ tự 42 trang 411
Quẻ Phong số thứ tự 41 trang 404
Quẻ Mông số thứ tự 40 trang 396
Hào động nằm ở hào 5 tức gần cuối thì giở sách từ dưới lên (ngược) mới tìm thấy quẻ Hoán -> Phong -> Mông.
Qua đó cho ta thấy việc luận giải một quẻ Dịch phải hết sức linh hoạt, tùy cơ diệu dụng, không thể bám chấp vào bất kì một phương pháp nào để phân tích mà tùy thuộc vào tình hình thực tế của sự vật và hiện tượng cũng như năng lượng cảm nhận của cá nhân người học Dịch mà tự mình đưa ra các phán đoán, đó là điều đặc biệt của Dịch Lý, càng học Dịch thì tâm cần phải trở nên thánh thiện như trẻ thơ để có cách nhìn khách quan không bị các chấp kiến và cũng không phụ thuộc vào bất kì một phương pháp dự đoán nào…
Ví dụ 3: Tìm trả sách cho con.
Ngày 28-02-2016 cùng con trai Ngọc Quang đi Siêu Thị Sách Văn Hiến Văn Lang (Gò Vấp), sau một hồi lựa sách và đến nơi con xem sách con học lớp 4 đã xong chưa thì thấy cháu bé cầm nhiều sách. Tôi bèn nói con trả bớt sách lại và mua 1 cuốn thôi, cháu đã trả sách lên kệ nhưng còn cuốn sách với bìa “400 Bài Tập Toán 4” Tôi và cháu tìm mãi trên kệ nhưng không biết cháu lấy sách ban đầu từ chỗ nào để trả lại vị trí cũ. Phần đói vì đã quá trưa nên không có kiên nhẫn tìm từng vị trí trên giá sách và cũng không thể dạy cháu cách để sách tùy tiện cho người bán sách sắp xếp lại vì thói quen này là không tốt theo tinh thần Đạo Phật, Tôi bèn làm 1 quẻ tìm sách như sau:
“400 BÀI TẬP TOÁN LỚP 4 ” = nghe con đọc tên bìa sách. Ta có:
4 + 1 + 1 + 1 + 1 + 4 = 12
Lấy tổng số được là 19 vậy khả năng sẽ nằm ở thứ tự 19 trên hàng kệ số 4, nhưng lúc này ở trước hay sau số 19 hay tại số 19? Quẻ đã chỉ ra rằng động hào dương (hào 1) tức là việc đã diễn ra vậy là đã diễn ra tức là hơn số 19 (số sẽ già hơn 19), hai là quẻ hỗ cho bạn biết Đại Quá (tức là Quá nghĩa là đi “Qua”) vậy là phải qua số 19.
Quẻ Lôi Hỏa Phong, bản chất của quẻ này đã cho ta biết là có Sấm trên, lửa dưới, có gió (Phong) tức là có sự di chuyển tức là di chuyển hơn số 19
Kết quả: