Loading


Con người chúng ta được sinh ra, được sống, được làm việc và hưởng thụ mọi thứ đó là điều vô cùng ý nghĩa rồi đúng không mọi người? Cuộc sống vẫn trôi qua tuỳ vào suy nghĩ sống như thế nào của mỗi con người, của mỗi cá nhân, tập thể hay của từng thế hệ. Cốt lõi nền tảng giúp chúng ta sống tốt vẫn là quan niệm về “TÂM LINH”, đặc biệt là về vấn đề thờ cúng như thế nào để trọn nghĩa ân tình, mang lại ấm no, tài lộc, sung túc…

Vấn đề Tịnh Khoa muốn bàn với cộng đồng bạn hữu, anh em, các con các cháu hôm nay là về ngày tết. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về nhà nhà người người lại sửa sang dọn dẹp, sắm sửa và chưng bày lễ vật lên bàn thờ. Mỗi tôn giáo có những tín ngưỡng khác nhau nên các gia đình cộng đồng tất nhiên cũng theo. Mặc dù là như vậy chúng ta cũng xét chung quy lại: Mỗi đạo có mỗi cách thờ cúng có khác nhau thì điều đó cũng không ảnh hưởng đến việc các bậc cha ông sinh ra chúng ta, ai chẳng có cội nguồn, các Ngài, các Thánh Thần là những bậc tu trí huệ đi trước ngàn đời ngàn kiếp, cũng có thể là vô lượng kiếp theo sử sách ghi chép lại dạy bảo, soi đường chỉ lối cho chúng ta phát huy cớ sao mình lại bỏ quên được. Nếu đã là con người sống lễ nghĩa thì mình phải tôn kính các Ngài, các Thánh Thần trước, tiếp đó là các bậc tổ tông trong dòng tộc hay còn gọi là “ Cửu Huyền Thất Tổ”. Hiểu được điều đó là việc đáng quý biết dường nào.

Tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa “ Mâm ngũ quả”, đó là một trong những thứ quan trọng để chưng bày trên các bàn thờ trong những ngày Tết đến xuân về. Mỗi loại trái cây mang những ý nghĩa nhất định vào tuỳ mỗi quan niệm từng vùng miền mà người ta chưng thờ khác nhau.

Sau đây là những điều mà bản thân Tịnh Khoa tìm hiểu và chắt lọc tinh hoa từ các vùng miền khác nhau để đúc kết ra những cái hay và ý nghĩa muốn chia sẻ đến tất cá mọi người.

Dựa trên nền tảng gốc “phong thuỷ” cần hiểu sơ khai như thế này: Ý nghĩa mâm ngũ quả thể hiện sự hiếu kính và ước mong những điều tốt lành của các gia chủ trong năm mới. hiểu sâu rộng hơn:

Chữ Ngũ () là 5, biểu tượng của sự sống bao gồm nhiều màu sắc đa dạng của trái cây, đồng nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống nhân loại. Xa xưa ông cha ta cứ bày nhiều loại quả đẹp, tươi và ngon lên bàn thờ với ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ bội mùa của gia đình, thể hiện sự vui vẻ, lạc quan vì thành quả đạt được. Lâu dần thì nếp nghĩ đó được nhân rộng ra và mang nhiều sắc thái ý nghĩa hơn, cụ thể như sau:

Theo thuyết ngũ hành 5 loại quả tượng trưng cho 5 màu:

Màu trắng: tượng trưng cho kim

Màu xanh: tượng trưng cho mộc

Màu đen, xanh đen, tím: tượng trưng cho thuỷ

Màu đỏ: tượng trưng cho hoả

Màu vàng: tượng trưng cho thổ.

Mang lại ý nghĩa “ngũ phúc” bao gồm:

Giàu có

Sung túc

Sang trọng

Trường thọ

Sức khoẻ và bình an

Còn theo Phật thuyết như câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên thì Ngài cũng từng bày 5 màu trái cây kính dâng chư Phật, cúng dường chư Tăng với ý nghĩa là “ngũ căn”:

Tín

Tấn

Niệm

Định

Huệ

(dành để cho ai có thờ tụng các Ngài theo Phật Giác cần phải hiểu khi dâng ngũ hành thờ cúng thì được như thế nào?).

Xét phần ý nghĩa các loại hoa quả chưng bày như sau:

Hoa đào: thể hiện sự thăng tiến

Hoa mai: thể hiện sự hạnh phúc, không cô đơn

Các loại quả:

Quả Phật Thủ: giống bàn tay Đức Phật luôn che chở cho loài người

Quả Lê: có vị ngọt ngụ ý mọi việc đều suôn sẻ, trơn tru

Quả Lựu: nhiều hạt ngụ ý con đàn cháu đống…

Quả Táo (Bơm): phú quý

Quả Hồng, Quýt: âm tiếng Hán đọc giống từ “Quất” hoặc “Cát” thể hiện sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống…không phải như nhiều người thờ cung suy nghĩ là “quýt làm cam chịu” đó là những suy nghĩ sai lệch.

Thanh Long: có nghĩa Hán ngữ là rồng mây hội tụ giúp phát tài phát lộc, thịnh vượng.

Bưởi vàng: phúc lộc, viên mãn

Dưa Hấu: căng tròn, mát lành, ruột đỏ da xanh thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.

Nải chuối xanh: hình dạng như bàn tay ngửa hứng lấy may mắn, bao bọc che chở chứ không phải “chúi” như mọi người hiểu.

Quả Trứng Gà (Lekima) màu vàng: như hình quả đào tiên, tượng trưng cho lộc ban của trời cho.

Sung: gắn biểu tượng sung mãn về sức khoẻ và tiền bạc

Đu Đủ: mang lại sự thịnh vượng đầy đủ

Xoài: đọc ra gần giống âm “xài” tức là cầu mong tiêu xài không thiếu thốn

Mãn Cầu (Na): thể hiện sự mong cầu khi cần kết hợp với những thứ hoa quả ở trên lại, sự viên mãn…

Dừa, Thơm: bổ sung cho lời ước nguyện trọn vẹn hơn, tiếng thơm với đời…

Còn vô số những trái ngon vật lạ mà quê hương Việt Nam ta có sẵn nhưng có thể không gắn liền với ý nghĩa tượng trưng nào đó như ớt, khế, nhãn, tiêu, ổi…tuỳ cách ứng biến của mỗi người để mâm ngũ quả của gia đình được đầm ấm hơn. Không phải cứ bày lên tất cả những hoa quả trên mới tốt, đó chỉ là một phần trong tâm linh phong thuỷ mà thôi. Cốt yếu vẫn ở tấm lòng thành kính dâng tâm hương đến tất cả .

Cuối cùng tri ân gởi đến mọi người câu chúc: “ Năm hết tết đến, rước hên vào nhà, quà cáp bao la, cả nhà no đủ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai sum vầy hạnh phúc.”

Chúc mừng xuân Mậu Tuất 2018 an lạc thịnh vượng.

Tri ân: Tịnh Khoa

6/2/2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo