Loading

Tâm linh: Đôi mắt của loài chim
Trong thế giới tâm linh thì con chim là giống đặc biệt bởi nó có khả năng nhìn thấy được những linh thức tức là phần âm của linh hồn con vật bị chết đi và phần linh thức này vẫn không ở thể vật chất mà ở dạng linh.
Con chim Vành Khuyên (do đôi mắt có vành trắng) là giống chim rất nhạy cảm hơn cả giống chim sẻ.
Ngày hôm qua 20/08/2022 khi tôi tiếp khách trong phòng làm việc thì một con chim sẻ bay vào, gõ trên bức tranh vẽ có cái cây của hình cô gái 3 cái và bay đậu trên bàn làm việc của tôi.
Chim đậu trên tranh vẽ sơn dầu về các vị Thần
Như phần trên tôi đã đề cập, con chim có khả năng nhìn thấy phần linh thức (hay linh hồn) của một người hay một vật đã chết và chim trong quẻ Dịch Học thì thuộc yếu tố Tâm Linh của quẻ Hỏa Sơn Lữ tức là người âm hay mượn chim để đi đến các nơi trong thế giới vật chất (trong phim Tây Du Ký ta thấy nhiều vị Phật, Bồ Tát cưỡi chim bay và không phải chim sẻ mà là chim…khổng tước. Chim sẻ thì chắc dành cho…vong đi nhiều, không phân biệt nhưng có lẽ cũng có sự sắp xếp do chim sẻ bay lung tung, ham chơi hơn và ít tu hơn thì phải.
Chim đậu trên chiếc đèn bàn làm việc
Con chim sẻ bay vào phòng làm việc mà tôi đang mở máy lạnh, nó bay qua 02 cánh cửa và bay vào đậu trên một cành cây vẽ. Bạn đừng lầm tưởng cây không có linh thức, khi bạn làm việc trong một môi trường hay ở trong một ngôi nhà thì năng lượng cơ thể bạn gồm đủ các yếu tố: kim, mộc (cây), thủy, hỏa, thổ đã kích hoạt trường năng lượng khu vực sinh hoạt của bạn. Điều này khiến cho những hình tượng dù là tranh vẽ như cái cây cũng thuộc mộc và nó trở thành một vật thể sống động, đôi mắt bạn (thuộc ly hỏa) có nguồn năng lượng như ánh sáng mặt trời giúp kích hoạt cái cây, thay đổi năng lượng và tích cho cái cây trở nên như một vật thể (năng lượng mặt trời cũng tương tự như đôi mắt của bạn vậy) và đó là lý do con chim lầm tưởng cái cây là “thật” và nó bay lên mổ bắt sâu.
Trong phòng làm việc của tôi (bạn bè và học trò hay gọi là Cốc), tôi có treo một bức tranh có nước. Con chim bay quần quanh bức tranh này (dù nó là hình chụp) và nó nghĩ đó là dòng sông.
Tuy bạn nhìn bức tranh với con mắt vật chất thì nó chỉ là bức tranh chụp, nhưng do có hình dòng sông và như tôi đã nói ở trên nó có quy tụ cả đủ loại cá (tôi có thể đếm biết trong bức tranh đó chỉ riêng loài cá kim đỏ có hơn 1200 con vậy, chưa kể các loài cá khác mà bạn không thể nhìn thấy nhưng do là linh thức cá bơi trong nước (dù là ảnh chụp), chim không phân biệt được, nó nghe tiếng cá bơi, lội và nó chỉ nghĩ đó là dòng sông, nó cần tắm, cần kiếm mồi và đó là lý do nó cứ bay lượn quanh bức hình chụp chợ Nổi ở Cần Thơ những năm của thế kỉ trước…
Tôi đã nói với học trò mình là tôi hiểu cách nhìn và ngôn ngữ của loài chim, khi tôi hiểu chúng, chúng sẽ đến báo cho tôi những việc mà tôi thật sự quan tâm cũng như qua đó tôi hiểu được thế giới của chúng.
Hình chợ Nổi Cái Răng (Cần Thơ) treo trong Cốc
Giống chim Vành Khuyên đặc biệt:
Chim Vành Khuyên đặc biệt người Hoa Khu Chợ Lớn rất hay nuôi chúng, sáng uống cà phê, nói chuyện với chim. Khi chim bay đi, nó sẽ bay về lại cái lồng cũ của nó và nếu ta để cái lồng khác dù đẹp hơn nó cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Chim Vành Khuyên độ nhạy cảm của chúng cao hơn (có thể do có mắt tinh hơn, mắt có vành trắng) và thế giới âm chúng sẽ nhìn rõ hơn. Đó là lý do khi học viên vào Cốc học với tôi thấy tôi để một con chim nơi hành lang mà ai cũng đi qua. Con chim sẽ cho tôi biết những điều mà tôi cần biết về học viên của mình vậy.
Chim sẻ cũng có khả năng đó nhưng độ nhạy không cao bằng Vành Khuyên và đó là lý do khi phóng sanh ở Tịnh Thất Củ Chi tôi phóng sanh 50 con chim Vành Khuyên và hiện nay chúng làm tổ tất cả các cây trong Tịnh Thất vậy. Điều này cũng dễ hiểu khi bạn sử dụng một cái Smartphone với một cái điện thoại bàn thì với Smartphone bạn dễ dàng nhìn thấy hình ảnh đối tượng hơn.
Giống Vành Khuyên sống theo bầy, đàn nên khi bẫy được là bạn sẽ bẫy được cả đàn, khi bạn nuôi theo cặp nhân tạo thì Vành Khuyên khó đẻ con do bạn không biết đâu là bạn tình của nó. Vành Khuyên rất chung thủy, khi chúng hình thành một cặp thì một trong 2 con có mất đi thì con còn lại sẽ không bắt cặp mà sẽ ở thế để nuôi con…
Viết tặng bạn nhân duyên con chim sẻ vào Cốc và kể tôi nghe về đặc tính của loài chim. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn nghiên cứu.
(bài lưu tại trang website của Tổ Đường).
Ngày 21 tháng 8 năm 2022
Đỗ Ngọc Anh chấp bút

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo