Loading

Tứ linh sơn quyết:

Là “Tả thanh long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Bạch Hổ” tức nếu ta đứng trong nhà nhìn ra thì bên tay trái bạn là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, trước mặt là Chu Tước và sau lưng là Huyền Vũ. Đối với căn nhà thì Thanh Long và Bạch Hổ như là tay trái và tay phải của con người, Thanh Long bên trái tượng trưng cho dương (nam giới), bên phải là tượng trưng cho âm nhu (nữ). Nếu Thanh Long ngắn, Bạch Hổ dài hoặc Thanh Long dài, Bạch Hổ ngắn thì sức mạnh âm dương không cân bằng, quyền lực nam và nữ không đồng đều, chỉ có Thanh Long và Bạch Hổ cân bằng thì mới cho là phong thủy tốt.

Không gian bao bọc trước nhà gọi là Chu Tước, còn được gọi là Minh Đường, không gian thấp nhất trước nhà, do đó phía trước Minh Đường có hàng rào thì mới được coi là cục diện tàng phong tụ khí.

Lưng nhà ở vào phía sau thì gọi là Huyền Vũ, phía Huyền Vũ nên cao thì cách cục phong thủy mới tốt được.

Ý nghĩa của Thanh Long:

Thanh Long vốn là hình ảnh sinh động của bảy chòm sao phương đông là: Giác, Cang, Thị, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Các nhà phong thủy dùng để sơn hình bên trái (nếu là phần âm trạch – mồ mả). Thanh Long còn được dùng để chỉ dòng chảy (hay con đường) ở bên trái của dương trạch (nhà ở), do vậy nếu bên trái nhà có dòng nước chảy thì gọi là Thanh Long.

Thanh Long cần minh tịnh thoải mái, lượn lờ hiền hòa, thế hơi cao hơn so với Bạch Hổ, hòa quyện với Bạch Hổ, trái vòng, phải quấn để bảo hộ Minh Đường.

Nếu bên trái huyệt mộ (hay nhà ở) không có Thanh Long thì là “tả hữu giai không”, tức là phải trái đều không có gì. Là nơi mà trong phong thủy thường gọi là thập tiện (mười điều thấp kém) , nếu chôn người thân tại chổ đó thì người nhà sẽ không cát, mất chồng, góa bụa, cơm áo vất vả. Có Thanh Long mà không có thế vây quanh ủng hổ của Bạch Hổ hay giống như rồng muốn bay đi, cũng là tiện huyệt (huyệt thấp hèn).

Riêng với đất cất nhà vuông vắn, nếu phía đông có chỗ lõm vào trong thì thuật phogn thủy gọi đó là “Thanh Long khai khẩu” (hay con rồng mở miệng) là đất lành phúc lộc, xây nhà ở đây thì người nhà hưng vượng, tài hỉ song toàn.

Thanh Long chủ yếu có ảnh hưởng ra sao?

Trong sách Táng Thư của cụ Quách Phát cho rằng: “Rồng cuộc ngồi mà không kinh sợ, ấy là hình cát”

Rồng (tức Thanh Long) thì phải ngủ, Hổ thì phải quấn. Có nghĩa là Thanh Long ở bên trái huyệt sơn phải có hình dạng như đang ngủ, nằm ôm lấy Minh Đường. Nếu ngẩn cao đầu nghe dậy, tỏ vẻ bất thuần, có dạng chia đình kháng lễ, thậm chí xung huyệt, ép huyệt thì gọi là “Thanh Long tật chủ” (Thanh Long ghét chủ) là tượng đại hung.

Vậy thì nếu Hổ ngồi thì gọi là hàm thi (ngậm xác), rồng ngồi xổm thì gọi là tật chủ (ghét chủ” có nghĩa là có dáng cao ngạo, không chịu thuần phục. Cho nên mới có câu “tả sơn hình giống ngồi xổm không chịu hàng phục, quay đầu liếc nhìn, giống như có sự đố kị, nghen ghét…đại thể Long Hổ mà có dáng thuần phục thì cát.

Núi Thanh Long nếu đội đất đứng dậy, không có chân núi thoai thoải, mạch nhánh phù trì, thì gọi là thương long vô túc (rồng xanh không chân) tức cũng là đất không lành. Thầy thuật số Quản Lộ khi đi qua mộ Vô Khâu Kiệm thấy hung tượng Thanh Long không chân bèn đoán con cháu ông ta có họa tai tật, sau quả nhiên ứng nghiệm.

Bạch Hổ là gì?

Bạch Hổ vốn là hình ảnh sinh động của  7 chòm sao phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Tham. Bạch Hổ để chỉ định địa hình bên phải huyệt sơn, cũng dùng để chỉ đường lớn bên phải nhà ở. Do đó bên phải nhà ở có đường cái thì gọi nó là Bạch Hổ.

Bạch Hổ cần phải thấp thoải nằm sấp, thể của nó phải nhu thuận hơn Thanh Long, cũng hòa quyện với Thanh Long, trái vóng phải ôm. Bạch Hổ ở âm phần thì phải giống như bên phải bảo vệ cho minh chủ, trung thành và thuần phục, là chỗ dựa cho chủ, nếu hung lộ thì là lòng ôm mưu khác, bất lợi cho chủ, tàn tật phá tổn, cho thấy việc bảo vệ bất lực.

Nếu không có Bạch Hổ thì tả hữu gia không, đất thấp tiện, chủ về cô quả thanh bần, sinh sầu vì cơm áo.

Một thế đất hung gọi là Bạch Hổ hàm thi. Nếu có thế Bạch Hổ  ngẩn đầu nhìn huyệt, giống như muốn ngoạm xác chết trong mộ thì là thế đất hung.

Chu Tước là gì?

Chu Tước vốn là hình ảnh của chùm sao phía nam gồm: Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Còn gọi là Chu Ô. Đại diện dùng để chỉ cho cục sơn thủy phía trước âm phần cũng như là địa hình phía trước của nhà ở.

Chu Tước nếu có hình sơn thì cần ngay ngắn sừng sững và thanh tú mĩ lệ, quay về phía núi triều bái và ca múa.

Chu Tước là hình thủy, thủy là hình ứng của sinh khí trong đất nên cũng phải uốn lượn, giống như trăm quan hướng về quân vương, nếu bay liệng hối hả mà đi thì là hung tượng.

Người xưa cho rằng, khi “Chu Tước bị khấp” tức là khi phía trước nhà có tiếng như khóc than là rất xấu, lấy thủy làm Chu Tước thịnh suy do hình ứng, kị chảy xiết, chảy ầm ầm.

Nước ở Minh Đường, vị trí ở phía trước mộ cũng gọi là Chu Tước. Nếu Chu Tước là ao hồ, đầm, vũng..thì lấy việc uốn lượn hữu tình là cát. Chu Tước như liềm cắt, dao cứa, tên bắn, chảy xiết như than khóc bi ai tất là tượng hung. Nếu mộ phần bị “Chu Tước bi khấp” thì có thể đoán gia chủ có họa diệt tộc.

Nước sáng sủa đến trước huyệt mộ là mộ cát, nếu chạy thẳng xiết, xung sát có tiếng ầm ầm như cáu giận là hung. Vì vậy nước chảy đến phải uốn khúc, quanh co, êm đềm, du dương, chầm chậm là hợp lẽ.

Huyền Vũ là gì?

Huyền Vũ vốn là chòm sao phương Bắc gồm: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích là tượng con rùa đen.

Huyền Vũ có thần thái âm phương Bắc, vì ở phía Bắc thủy nên gọi là huyền (đen), nằm ở đằng sau huyệt mộ.

Huyền Vũ nên cuối đầu phủ phục, thế núi hướng về mộ thì cát. Quách Phát cho rằng Huyền Vũ cuối đầu tức là từ trên núi chính dần đi xuống. Nước chảy không đến, đặt mộ tại đây là an. Nếu nước chảy xối xả, đứng không vững là “đất hộc tả” (xấu). Tôi đã từng tư vấn cho một gia đình có mộ bà ngoại bị thế này và con cái hầu như hôn nhân không thuận (có 3 người con nhưng lập gia đình trễ, và có kết hôn thì sau tất cả đều chia tay. Sau này khuyên họ nên dời chuyển mộ đi nơi khác.

Núi ngủ có thể ở, nước Mình Đường tự an. Về dương trạch thì có thể dựng nhà để ở, âm trạch nước chảy đến tâm Minh Đường thì mộ yên.

Huyền Vũ phải bái triều nhu thuận, bao bọc huyệt mộ, hữu tình. Nếu gò Huyền Vũ nhô đầu thì là vô tình, hung địa. Sau mộ không có gò núi thì gọi là “vô Huyền Vũ”. Như vậy trước sau đều bị gió xuyên, không có núi che chắn, huyệt mộ không tụ khí tức là “lục tiện, tiền hậu xuyên phong” tức là chỉ gò Chu Tước, Huyền Vũ thấp hoặc không có thì gió xuyên mộ, khí long mạch tiêu tán.

Khi Huyền Vũ nho đầu, nhô thân thì gọi là “núi đoạn đầu” hay Huyền Vũ giấu đầu, chỉ long mạch đã tận. Không nên táng (chôn) tại đất này. Khí di chuyển trong đất, nhân thế đất mà tụ, nhân thế đất mà dừng. Núi có thế nhô đầu thì mạch không dừng tức mạch đã tận, thế nhô đầu không thuần phục, cự lại không theo là đại hung.

Núi gò Huyền Vũ không cuối đầu, nhô thân mà không thấy đầu gọi là “núi đoạn đầu” hay “Huyền Vũ dấu đầu” cũng không cát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo